Đại cương Bò cạn sữa

Khi bò mang thai được 7 tháng bắt buộc phải cho cạn sữa, dù năng suất nhiều hoặc ít mục đích đảm bảo sản lượng sữa, sức khỏe bò mẹ, sức khỏe bê con trong lứa tới. Đây cũng là thời gian xử lý và điều trị bệnh viêm vú đặc biệt là các bệnh viêm vú trên bò sữa lây nhiễm gây ra do bởi các nhóm vi khuẩn nhóm Streptococcus[2]. Trong một chu kỳ sản xuất bình thường bò có khoảng cách lứa đẻ là từ 12-13 tháng, thời gian vắt sữa là từ 9-11 tháng và thời gian bò cạn sữa kéo dài khoảng 2 tháng, tính đến ngày đẻ. Việc cạn sữa cho bò dễ hay khó tùy theo năng suất sữa của chúng. Ở những con bò cao sản nếu không làm cạn sữa đúng kỹ thuật thì rất dễ gây ra bệnh viêm vú. Trung bình, thời gian làm cạn sữa mất khoảng 7-10 ngày, đối với những con có năng suất cao, và 3-4 ngày đối với những con có năng suất thấp.

Khi bò đã bước vào giai đoạn này, các nhà chăn nuôi sẽ bịt vú bò lại trong khi tuân theo liệu pháp để làm khô tuyến vú bò theo khuyến cáo của bác sĩ thú y. Để đề phòng viêm vú nên bơm mỡ kháng sinh (Mastejet Fore) vào tất cả các ống núm vú. Giai đoạn này là một phần quan trọng trong chu kỳ tiết sữa của chúng và rất quan trọng đối với sức khỏe của bò, sơ sinh và sản lượng sữa trong tương lai vì nó cho phép bò có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống, phục hồi và chuẩn bị sinh. Trong thời gian này bò cái sẽ tiết sữa non cho bê con mới đẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giai đoạn này ảnh hưởng đến sản lượng sữa nói chung trong lần cho con bú tiếp theo của chúng[3]. Ngoài đối tượng bò đang vắt sữa có chửa, cạn sữa còn áp dụng cho cả những con không có chửa nhưng năng suất sữa thấp dưới ngưỡng hiệu quả kinh tế, sữa chất lượng kém, những con gầy yếu, bị viêm vú.

Giai đoạn cạn sữa của bò mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của bê con

Trong điều kiện thức ăn dinh dưỡng bình thường, bò có năng suất sữa không cao lắm thì thời gian cạn sữa khoảng 2 tháng, tời điểm cạn sữa tốt nhất là hai tháng trước khi sinh. Thời gian cạn sữa tốt nhất ở bò là 2 tháng. Đối với bò tơ và bò cao sản thì thời gian này có thể kéo dài hơn. Đối với bò đẻ lứa 1 và bò cao sản có thể kéo dài thời gian cạn sữa hơn một chút. Thời gian cạn sữa quá ngắn có thể làm giảm sản lượng sữa và tăng nguy cơ nhiễm trùng, thời gian cạn sữa quá ngắn sẽ ảnh hưởng trọng lượng sơ sinh của bê, chất lượng sữa đầu (vì thế bê dễ bệnh hơn, sức đề kháng kém hơn), năng suất lứa sau giảm. Nếu thời gian cạn sữa quá ngắn thì trọng lượng sơ sinh của bê sẽ nhỏ, tuyến sữa chưa được phục hồi và cơ thể chưa được tích luỹ thoả đáng, sữa đầu kém chất lượng nên ảnh hưởng xấu đến tý lệ mắc bệnh của bê và năng suất sữa của kỳ tiếp theo[4].

Thời gian cạn sữa quá dài cũng có thể dẫn đến giảm tổng sản lượng sữa nhưng cũng có thể dẫn đến điều hòa quá mức, các bệnh chuyển hóa và nhiễm trùng. Tuy nhiên thời gian cạn sữa quá dài (70–75 ngày) cũng không thấy gì tốt hơn 50–60 ngày. Trong thời gian này, bò rất dễ bị nhiễm trùng trong tuyến vú do những thay đổi về giải phẫu và chức năng xảy ra trong tuyến vú nên do vậy, trong thời gian cạn sữa cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại[5], sát trùng tốt vì bò dễ bị viêm vú. Các phương pháp điều trị và quản lý phù hợp cho từng cá thể cũng rất quan trọng và được thực hiện để chăm sóc cho những con bò có được sức khỏe và sản xuất tối ưu nhất[6] cũng như ngăn ngừa bệnh tật trên bò trong thời kỳ quan trọng này. Khi cạn sữa phải căn cứ vào đặc điểm của con vật, đặc biệt là năng suất sữa trước lúc cạn sữa để có phương pháp tác động thích hợp. Bò phải được cạn sữa triệt để, không bị viêm vú và ảnh hưởng xấu đến các hoạt động các chức năng khác.